°°°{ VN-Miễn Phí }°°°
Wrden Sie gerne auf diese Nachricht reagieren? Erstellen Sie einen Account in wenigen Klicks oder loggen Sie sich ein, um fortzufahren.

°°°{ VN-Miễn Phí }°°°

Kho Dữ Liệu Online & Điểm Giao Lưu Bốn Phương
 
Trang ChủTrang Chủ  PortalliPortalli  StartseiteStartseite  Neueste BilderNeueste Bilder  SuchenSuchen  AnmeldenAnmelden  LoginLogin  

 

 Cổ nhạc Việt Nam

Nach unten 
AutorNachricht
MC_MIX
Moderator
Moderator
MC_MIX


Tổng số bài gửi : 201
Registration date : 17.12.06

Cổ nhạc Việt Nam Empty
BeitragThema: Cổ nhạc Việt Nam   Cổ nhạc Việt Nam Icon_minipostedMi Jun 06, 2007 9:23 pm

Cổ nhạc Việt Nam NgheTh1Nói
đến Cổ-nhạc chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến bản Vọng-cổ ... cũng đúng
thôi vì bản Vọng-cổ đã quá quen thuộc với chúng ta ... có ai mà không
từng nghe nó một lần. Nhưng thật ra nền cổ-nhạc của chúng ta được phân
ra làm 2 nhóm là Cải-LươngTài-Tử ... Nhạc Cải lương thường được
trình diển trên sân khấu cho công chúng xem với tuồng tích hẳn hoi, và
bài hát một số được rút ra từ Nhạc Tài tử nhưng được làm phong phú hơn
trong nhịp điệu cho hấp dẩn (như Xàng-Xê từ nhịp 4 thành nhịp 8 ...
Văn-Thiên-Tường từ nhịp 8 Oán thành nhịp 4 lơi ...) và lẻ dỉ nhiên bài
hát chủ lực cho Cải lương vẩn là bài Vọng Cổ ... Trong lúc đó thì Nhạc
Tài-Tử được chơi với tính cách nhạc thính phòng của những người cùng
yêu thích với nhau ... mà người ta thường nói là chơi bài bản ... vì
nó đòi hỏi một quá trình học hỏi chuyên cần ... và TD xin lượt qua về
nhạc Tài tử cho các bạn có một khái niệm ... và bạn nào muốn tìm hiểu
thêm nửa thì TD rất sẳn sàng chia xẻ cùng các bạn ... và chúng ta chơi
nhạc Cải lương đi cho dể .

Cổ nhạc chúng ta có ngủ cung(5 cung) ... nhưng cũng tùy theo bản nhạc

... nếu bản nhạc có hơi BẮC thì ngủ cung là HÒ XỰ XANG XÊ CỐNG
... nếu bản nhạc có hơi NAM thì ngủ cung là HÒ XỰ XANG XÊ FAN
...nếu bản nhạc có hơi OÁN thì ngủ cung là HÒ XỰ XANG XÊ OAN

Tổng hợp Nhạc Tài Tử được hệ thống thành các Bộ như sau :

- Bộ NAM : gồm 3 bài NAM XUÂN với Trống Xuân, NAM AI với Mái AiNAM
ĐẢO
hay còn gọi là Đảo-Ngủ-Cung với Song Cước .

- Bộ OÁN : gồm các bài Tứ-Đại-Oán, Giang-Nam Cửu-Khúc, Phụng Cầu,
Phụng-Hoàng Lai-Nghi, Bình-Sa Lạc-Nhạn, Nguơn-Tiêu Hội-Oán, Vỏ-Văn
Hội-Oán, Thanh-Dạ Đề-Quyên , Vỏ-Tắc-Biệt , Tư-Mã Tương-Như


- Bộ ĐIỂM : gồm các bài Lưu-Thủy, Phú-Lục, Bình-Bán, Xuân Tình, Tây Thi
và Cổ Bản .... sáu bài nầy được giới đàn ca gọi là 6 bài Bắc trường,
nhưng hai bản Tây Thi và Cổ Bản trường vì quá dài đến 52 và 68 câu nên
họ thường chơi hai bài Tây Thi và Cổ Bản vắn chỉ có 26 và 34 câu mà
thôị Thực ra bộ Điểm nầy rất phức tạp vì nó gồm có tất cả là 36 bài
gồm đoản, trường,thủ, vĩ và tẩu mã ...
*Thí dụ: bản Lưu Thủy thì có Thủ Lưu-Thủy đoản, Vĩ Lưu Thủy đoản,Thủ Lưu Thủy trường, Vĩ Lưu Thủy trường, Thủ Lưu Thủy Tẩu Mã, Vĩ Lưu Thủy Tẩu Mã ... quá lộn xộn nên giới đàn ca chỉ chơi bài Vĩ ... Trường mà thôi ... như bản Lưu Thủy thường chơi trong giới đàn ca là bản Vĩ Lưu Thủy trường .
- Bộ XUẤT : gồm các bài : Văn-Thiên-Tường , Trường-Tương-Tư, Tứ Đại Vắn, Chinh-Phụ Ly Tình, Hội Nguơn Tiêu và Bắc Bản Chấn .

- Bộ CHÍNH : gồm các bài nhạc lể hay còn gọi là các bài Cò vì chơi
những bài nầy phải có đàn cò mới hay ... : Xàng-Xê, Ngủ Đối Thượng,
Ngủ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá và Tiểu Khúc
... sau nầy
giới đàn ca còn chơi thêm hai bài nửa là Ngủ Đối Ai và Chiết Tứ Vĩ ...

- Bộ NGỰ : gồm 8 bài ngự sau : Đường-Thái-Tôn, Vọng Phu, Bắc Man Tấn
Cống, Chiêu-Quân, Duyên Kỳ Ngộ (ngự), Aí Tử Kê (ngự), Quả Phụ Hàm Oan
và Tương-Tư (ngự)
...

- Bộ NHỈ : gồm 2 phần ... phần A gọi là Tứ Bửu gồm có 4 bài là
Minh-Hoàng Thưởng Nguyệt, Ngự Giá Đăng Lâu, Phò Mã Giao Duyên và Ái Tử
Kê (tứ bửu) ... phần B gọi là Ngủ Châu gồm có 5 bài là Kim Tiền Bản,
Ngự-Giá, Hồ Lan, Vạn Liên và Song Phi Hồ Điệp
...

- Bộ THỦ : gồm 10 bài liên huờn là Phẩm Tuyết, Nguơn Tiêu, Hồ Quảng,
Liên Huờn, Bình Nguyên, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ và Tẩu
...

Về sau nầy để dể dàng dạy cho học trò các nhạc sư gọi hệ thống nầy như
sau, thêm vào 2 Bộ mà phần lớn được dùng cho Cải lươngBộ Lý như
Vọng Phu, Lý Giao Duyên, Lý Con Sáo
.... và Bộ Ngâm như ngâm Tao Đàn,
Sa Mạc
....

Zitat :
nhất - , nhì - NGÂM, tam - NAM, tứ - OÁN, ngủ - ĐiỂM, lục - XUẤT Thất CHÍNH, bát - NGỰ, cửu - NHỈthập - THỦ LIÊN HOÀN

Trong tất cả những bài nầy thông dụng nhất là các bài bản ở các bộ Nam
Điểm Oán Chính mà các nhạc sư thường gọi là 20 bản Tổ gồm 3 bài Nam 6
bài Bắc 7 bài Cò và 4 bài Oán ( Tứ Đại Giang-Nam Phụng Cầu và Phụng
Hoàng) ... biết được 20 bài nầy là đủ đi chơi nhạc tài tử , biết hơn
nửa ... càng tốt ...

Xuất thế lão thông nhị thập huyền bản tổ

Thậm đa quán thế Thất thập nhị huyền công


*** ***




Nach oben Nach unten
MC_MIX
Moderator
Moderator
MC_MIX


Tổng số bài gửi : 201
Registration date : 17.12.06

Cổ nhạc Việt Nam Empty
BeitragThema: tiếp theo   Cổ nhạc Việt Nam Icon_minipostedMi Jun 06, 2007 9:41 pm

Nếu bạn thích cổ nhạc chắc cũng biết lai rai vài câu vọng cổ , biết
nhịp càng tốt ... hổng biết cũng không sao ... vì tui ca đâu có ông
thầy đàn đâu mà sợ chứ , cứ như vậy đi nha ... chơi vui mà ...

Thực ra trong cổ nhạc bài Vọng cổ là bài khó NHỨT vì bạn thữ nghĩ
người ca và người đờn đều hồn ai nấy giữ trong suốt 32 nhịp ... để khi
cùng dứt câu một lượt ngay chóc không ló không thụt thiệt không phải
dể dàng với người mới học , nên theo TD nghĩ nếu các bạn muốn ca được
bài Vọng cổ cho trúng các bạn cần nên học trước một số bài nhỏ cho
nhuần nhuyển để có chất giọng và giữ nhịp được đều ... những bài nhỏ
đó như Lý Ngựa Ô Nam, Trăng Thu Dạ Khúc, Lý Con Sáo ... khó hơn chút
nửa như Sương Chiều Tú Anh, Phong Ba Đình, Tô Vỏ Mục Dương, Giang Tô
Điểu Ngử ......

Trong cổ nhạc chúng ta sẽ thường nghe nói đến nhịp tư trong những
bài ca Bắc, Nam , nhịp tư lơi trong những bài như Trường Tương Tư,
nhịp tư lơi tám thúc như trong bài Phụng Hoàng Cải Lương , nhịp tám
trong những bài Oán Tài Tử .... và tên gọi nhịp tư, tư lơi, tám ... là
căn cứ vào nhịp 32 của bài Vọng cổ ... nhịp 32 tức nhịp 2 chân trái
phải bắt đầu từ chân phải nhưng chỉ tính nhịp của chân phải mà thôi

Một bài ca Vọng cổ ngày nay ... tác giã thường chỉ viết 4 câu là
1,2 và 5,6 ... đôi khi viết 5 câu 1,2 và 4,5,6 chứ it' khi nào viết đủ
6 câu là 1,2,3 và 4,5, 6 ... nên nếu tính theo nhịp 32 thì mỗi câu
vọng cổ sẽ có 32 nhịp trừ câu vô vọng cổ sẽ chỉ có 15 nhịp rưởi mà
thôi ... và cứ mỗi 4 nhịp trong câu người ta gọi là 1 lái ... người ca
phải tập nghe cho được chữ đờn cuối của mỗi lái để control nhịp của
mình ... và để giúp cho người đờn và ca điều chỉnh nhịp ... khi còn 2
lái nửa dứt câu tức còn 8 nhịp sẽ có 1 tiếng gỏ song-loan báo ... và
khi dứt câu thì gỏ 1 tiếng nửa ... Và nếu dứt câu không đàn câu kế
tiếp thì khi gỏ song loan báo rồi, 2 nhịp kế sẽ gỏ thêm 1 tiếng ...
như vậy câu kết thúc sẽ có tất cả là 3 lần gỏ song loan ... tiếng
song-loan nầy do người nhạc-sĩ leader dàn nhạc gỏ ... Song-loan rất
quan trọng ... không có nó ... hoặc gỏ sai ... cả nhóm đờn ca sẽ lost
control ngay ...

Sau khi đã biết nhịp rồi thì tự mình sẽ phân nhịp cho bài ca vọng
cổ mà mình muốn hát ... sao cho mình dứt bài ca thì người đàn cũng vừa
gỏ song loan dứt một lượt với mình ... vì vậy nên cùng một bài ca vọng
cổ mà thường không ai hát giống ai ...

TD sẽ ghi chữ đờn như dưới đây cho một bài vọng cổ 4 câu 1,2 và
5,6 mà hai câu 1 và 5 là hai câu vô vọng cổ ... thường được người ta
gọi là vô hò ...

Zitat :
#Câu 1 : vô hò ----3 nhịp rưởi-----> HÒ ------4nhịp-----> CỐNG (SLbáo)------4 nhịp-------> XANG-------4 nhịp -----> CỐNG (SL dứt câu)

#Câu 2 : ------4 nhịp------> XỀ -------4nhịp------> XANG
--------4 nhịp-------> XANG -----4 nhịp -------> HÒ
--------4 nhịp-------> HÒ -------4 nhịp --------> CỐNG (SL báo)
------- 4 nhịp ------> XÊ --------4 nhịp --------> XANG (SL dứt câu)

#Câu 5: vô hò -----3 nhịp rưởi ---> HÒ -------4 nhịp ---> CỐNG (SL
báo) ------4 nhịp ----> XÊ ---------4 nhịp -------> XỀ (SL dứt câu)

#Câu 6 : ------4 nhịp ---->Xề --------4 nhịp -------> CỐNG
-------4 nhịp ----> XANG -----4 nhịp ------> CỐNG
-------4 nhịp ----> XÊ --------4 nhịp -------> XỀ (SL báo)
-------4 nhịp ----> XÊ --------4 nhịp -------> LIU (SL dứt câu)

những chữ đờn cuối lái ghi trên ... không có tính cách cố định mà
nó sẽ thay đổi tùy theo người nhạc sĩ ... cũng như chữ CỐNG chổ SL báo
... có nhạc sĩ cũng dùng chữ XÊ ... nhưng quan trọng là có gỏ SL là OK

còn 1 bài Vọng-cổ có 5 câu là 1,2 và 4,5,6 thì cách cấu trúc của
các câu 1,2 và 6 thì giống như trên ... còn câu 4 và 5 thì như sau đây:

Zitat :
#Câu 4 : vô hò ----3 nhịp rưởi ----> HÒ -----4 nhịp ----> CỐNG (SL báo)
---------4 nhịp ------> XANG -------4 nhịp -------> HÒ (SL dứt câu)

#Câu 5 : ------- 4 nhịp -------> XỀ ------- 4 nhịp ------> HÒ
-------4 nhịp --------> HÒ ---------4 nhịp ------> HÒ
--------4 nhịp -------> HÒ ----------4 nhịp ------> CỐNG (SL báo)
--------4 nhịp --------> XÊ ----------4 nhịp ------> XỀ (SL dứt câu)


*** ***

Bài Vọng Cổ :

DUYÊN HÃI TRONG TÔI ... KHÔNG CÓ LỜI TỪ BIỆT

Thanh-Diệp

Lối : ... Cầm quyết định xa rời nhiệm sở

Tôi thấy lòng tràn ngập nỗi bâng khuâng

Đi bên tôi chân bước ngập ngừng

Em khẻ hỏi, tôi nghĩ gì trước khi rời xa ... Duyên Hãi


#1 - Lời từ biệt vấn vương từng câu nói, An Thới Đông vang vọng tiếng ve
...... sầu ... Phượng vĩ đơm bông thắm mộng ban đầu . Nhịp cầu ván lắc
lư ngày mới đến tới bây giờ mở lối mộng tình yêu . Còn lại trong tôi
bóng nắng ban chiều, cơn mưa lớn ướt dầm mái lá , làm rối tóc em cô
giáo nhỏ hiền hòa của các cháu thơ nơi miền Duyên Hãi .

#2 - Lúc sắp xa nhau biết nói sao lời từ biệt ai biết lòng tôi vẫn ươm
nắng sân trường . Như nhớ những hôm thức viết báo treo tường . Tập văn
nghệ cho kịp ngày hội Tết, bên chén trà nghi ngút khói sương khuya .
Rồi có những hôm tôi tiển bước em về nghe hương đất mới thắm qua từng
nỗi nhớ, để biết hôm nay vẫn còn nhiều gian khổ , nhưng đời sẽ trao
mình hạnh phúc những ngày sau .


... Lúc sắp chia tay càng thấy lòng thiết tha cùng Duyên Hãi

Mỗi khi cơn gió về thổi nhẹ bóng trăng ....

Ca Nam Xuân : ................... tan
Đứng lặng nhìn .----- sóng gợn lung linh

#2 - Trong ký ức miên man .-----
Những tháng ngày bên nhau .-----

#7 - Nên dễ đâu nói lời ly biệt
Khi tâm hồn lạc nẽo suy tư

#8 - Xa xa từng tiếng sóng xô bờ
Đưa tôi về với ước mơ .-----

#4 - Bình Khánh ơi, bao năm qua sống giữa vùng trời Duyên Hãi ngày lại
ngày qua gió biển ngát hương ...... đời ... Điệu hát ru em ngọt mát
trong lời . Tôi thầm hỏi hàng cây cho bóng mát khi xa tôi rồi còn nhớ
đến tôi không . Tôi hỏi biển khơi nước chảy xuôi dòng, cơn gió nhẹ có
làm lòng em dậy sóng , rồi tôi hỏi em tương lai và ước vọng, em nhìn
tôi khẻ mím môi cười .

#5 - Tôi hiểu rồi, dù đêm nay tôi trở về thành phố nhưng vẫn theo tôi
những đôi mắt học trò . Tha thiết nhìn tôi như muốn nói hẹn hò . Viên
phấn trắng sẽ mòn trên tấm bảng, tóc sẽ bạc màu theo bụi phấn thời
gian . Để từng ngày quyển vỡ lật sang trang, chỉ còn lại trong tôi
từng trang giáo án, kể cả phút giây buồn vui lãng mạn với tình em son
sắc dịu dàng .

#6 - Xin cho tôi một chút phấn vàng để tôi vẽ cành hoa trinh nữ, bên
cạnh cánh mai vàng đang rực nỡ một góc trời hạnh phúc gỡi cho em . Cô
giáo tôi yêu bé nhỏ dịu hiền, để nói cùng cô một lời tha thiết ... cô
giáo ơi, Duyên Hãi trong tôi không có lời từ biệt dù mai đây thành phố
đón tôi về .

"Xin được chia vui cùng anh một nửa

Xin được chia buồn một nửa cùng anh ..."

Lời em nói, trang sách đời rộng mở,
viên phấn hồng vẽ đẹp những mùa Xuân
.

-Thanh-Diệp-
Nach oben Nach unten
 
Cổ nhạc Việt Nam
Nach oben 
Seite 1 von 1

Befugnisse in diesem ForumSie knnen in diesem Forum nicht antworten
°°°{ VN-Miễn Phí }°°° :: / Văn Học & Văn Hoá & Nghệ Thuật - Literature & Culture & Arts \ :: Văn Đàn Bốn Phương-
Gehe zu: